PHÂN BIỆT TỪ LOẠI TRONG TIẾNG ANH VÀ CÁCH DÙNG – VERBS

 

4. Động từ (Verb)

 

Động từ là một trong số những loại từ bắt buộc phải biết đến khi học tiếng Anh, muốn nâng cao trình độ tiếng Anh các bạn có thể xem thêm Ba chủ điểm ngữ pháp cốt lõi cho người học IELTS.

 

4.1 Khái niệm

Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật, sự việc, hiện tượng, con người.

 

4.2 Phân loại động từ trong tiếng Anh

 

* Động từ tobe

 

Động từ tobe trong tiếng Anh thể hiện trạng thái, đặc điểm hoặc sự tồn tại của sự vật, sự việc, hiện tượng hoặc con người. Ở thì hiện tại đơn gồm có am, is, are

 

Ví dụ:

– I am a good student.

 

– There are five members in my family.

 

* Động từ thường

 

Là những từ dùng để diễn tả những hành động thông thường.

 

Ví dụ:

– Children listen to fairy tales.

 

– My grandfather walks in the park every morning.

 

* Trợ động từ

 

Trợ động từ là những từ đi kèm bổ nghĩa cho động từ chính trong câu. Nó có thể thể hiện rõ thì của câu, dạng nghi vấn hoặc phủ định của câu.

 

  Quá khứ Hiện tại
Thì đơn did – với mọi danh từ và các ngôi của đại từ nhân xưng

Ví dụ:

Did you do your homework last night?

do – danh từ số nhiều, I, you, we, they

Ví dụ:

Students do not want to study this subject.

does – danh từ số ít, danh từ không đếm được, he, she, it

Does she wake up early every morning?

Thì hoàn thành had – mọi danh từ và đại từ nhân xưng.

Ví dụ:

I had visited my grandfather’s flower garden since I was in elementary school.

have – danh từ số nhiều, I, you, we, they

Ví dụ:

I have never met any famous celebrity before.

has – danh từ số ít, danh từ không đếm được, he, she, it

He has already finished his important project.

 

 

* Động từ khuyết thiếu

 

Trong tiếng Anh, khi muốn diễn tả sự cho phép, chắc chắn hoặc khả năng nào đó có thể xảy ra có thể sử dụng động từ khuyết thiếu.

 

Các động từ khuyết thiếu trong tiếng Anh thường gặp là: can, could, should, may, might, will, would, …

 

Động từ đi theo sao động từ khuyết thiếu luôn ở dạng nguyên thể không to.

 

Ví dụ:

You should take medicine to get well soon.

 

* Động từ chỉ trạng thái

 

Những động từ chỉ trạng thái không có chức năng chỉ hành động mà dùng để diễn tả cảm xúc hoặc tình trạng của con người, sự vật, sự việc.

 

Những động từ chỉ trạng thái như: be, seem, appear, look, sound, smell, taste, stay, become, remain, get, go, turn

 

Ví dụ:

If anything goes wrong, you can call our emergency hotline free of charge.

 

4.3 Vị trí của động từ trong tiếng Anh

 

* Động từ đứng sau chủ ngữ – diễn tả hành động hoặc trạng thái của chủ ngữ

 

Ví dụ:

At the moment, my mom is cooking dinner in the kitchen.

 

* Động từ thường luôn đứng sau trạng từ chỉ tần suất

 

Ví dụ:

I always try local cuisine whenever I visit a new place.

 

Các trạng từ chỉ tần suất thường gặp:

 

– never: không bao giờ

– seldom: hiếm khi

– sometimes: thỉnh thoảng

– often: thông thường

– usually: thường xuyên

– always: luôn luôn

 

 

* Động từ tobe luôn đứng trước trạng từ chỉ tần suất

 

Ví dụ:

He is usually an excellent student in my university.

 

 

* Sau động chỉ trạng thái từ là tính từ

 

Ví dụ:

She looks so beautiful in her new dress.

 

4.4 Cách chia động từ trong tiếng Anh

 

* Cách chia động từ ở thì hiện tại đơn

 

Đối với động từ ở thì hiện tại đơn đi theo sau các danh từ số ít, danh từ không đếm được hoặc các đại từ nhân xưng ngôi he, she, it thì luôn phải chia. Sau đây là một số quy tắc cần nhớ khi chia động từ:

 

  • Đa số các động từ đều được thêm “s” vào tận cùng (talks, opens, reads, …)
  • Đối với động từ kết thúc tận cùng bằng “x”, “s”, “o”, “ch”, “sh”, “z” sẽ được thêm “es” vào cuối. (watches, finishes, …)
  • Đối với động từ kết thúc tận cùng bằng “y” trước đó là phụ âm thì chuyển “y” thành “i” và thêm “es” (study -> studies, fly -> flies, …)
  • Ngoài ra, còn có động từ bất quy tắc (be –> is, am, are; have -> has, …)

 

* Cách chia động từ ở dạng quá khứ, quá khứ phân từ

 

Khi động từ ở thì quá khứ hoặc trong câu bị động thì động từ phải chia về quá khứ và quá khứ phân từ. Thông từ đối với các động từ có quy tắc thì cho dù ở dạng quá khứ hay quá khứ phân từ chúng đều giống nhau. Sau đây là các quy tắc dành cho các động từ có quy tắc:

 

– Động từ kết thúc bằng “e” thì chỉ việc thêm “d” (describe -> described, provide -> provided, …)

– Động từ kết thúc bằng “y” trước đó là phụ âm thì đổi “y” thành “i” và thêm “ed” (study -> studies, …), còn nếu là “nguyên âm + y” thì chỉ cần thêm “ed” (holiday -> holidayed, …)

– Động từ kết thúc bằng “phụ âm + nguyên âm + phụ âm” thì gấp đôi phụ âm cuối và thêm “ed” (stop -> stopped, plan -> planned, …), trừ các phụ âm cuối là “h, w, y, x” thì ko cần gấp đôi phụ âm cuối (stay -> stayed, play -> played, …)

– Động từ có hai âm tiết, trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai và có cấu tạo là “ nguyên âm + phụ âm”, gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm “ed” (regret -> regretted, prefer -> preferred, …), trừ trọng âm rơi vào âm tiết đầu thì không cần gấp đôi phụ âm (offer -> offered, listen ->listened, …)

 

Xem thêm Bảng động từ bất quy tắc.

 

Cách phát âm “ed”

 

Nếu động từ kết thúc tận cùng là các âm vô thanh /k/, /p/, // /s/, /f/, /ʃ/, /tʃ/ hoặc các chữ cái kết thúc là k, p, ge, s, gh, sh, ch, thì đuôi “ed” sẽ được phát âm là /t/.

 

Ví dụ: Cooked, stopped, aged, missed, laughed, washed, watched

 

– Nếu động từ kết thúc tận cùng bằng /t/ hoặc /d/ hoặc chữ cái t, d, thì “ed” được phát âm là /id/.

 

Ví dụ: wanted, needed, provided, interested, …

 

– Các động từ còn lại không thuộc hai trường hợp trên được phát âm là /d/.

 

Ví dụ: agreed, cried, allowed, …

TIN TỨC LIÊN QUAN