Nội dung
- Giới thiệu dạng bài
- Một số sai lầm khi làm bài NOTE COMPLETION
- Hướng dẫn cách làm
- Lưu ý về số ít/ số nhiều
- Luyện tập
Giới thiệu dạng bài
- Dạng bài note completion hay xuất hiện ở phần cuối cùng của bài nghe với 10 câu hỏi. Thường thí sinh sẽ nghe 1 bài thuyết trình của Giáo sư về một chủ đề học thuật. Cũng giống như ở trên giảng đường, học sinh sẽ cần phải tự take note lại bài giảng. Dạng bài này kiểm tra khả năng nhận biết để điền được thông tin cụ thể. Câu hỏi sẽ cho chúng ta biết mỗi chỗ trống cần điền bao nhiêu từ, bao nhiêu chữ.
- Đánh vần rất quan trọng nên hãy cố gắng đừng để bị mất điểm.
- Các bạn chỉ được nghe recording 1 lần nên cần rất tập trung khi nghe.
- Quan trọng hơn hết là với bài thuyết trình của 1 giáo sư về 1 chủ đề học thuật, nếu không có vốn từ vựng nhất định thì các bạn sẽ không thể nào nghe được dù biết hết các tips và tricks. Vì vậy, hãy liên tục nghe thêm các chủ đề bên ngoài để nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ của mình nhé.
Một số sai lầm khi làm bài NOTE COMPLETION
- Sai chính tả: Thông thường các từ cần điền vào chỗ trống là từ có nghĩa không quá phức tạp nhưng trong 10 câu sẽ luôn có 2-3 thuật ngữ khiến bạn lúng túng khi điền hoặc bạn ghi thiếu hoặc thừa “s” cũng không được tính điểm.
- Không kiểm tra lại đáp án đã điền: Với tất cả các bài điền từ nào, ngoài việc kiểm tra loại từ để phù hợp về ngữ pháp, bạn cũng cần đọc lại cả câu xem có vô lý hoặc vô nghĩa không.
- Thiếu từ vựng: Vì phần NOTE là mô phỏng ghi chép của một bài giảng nên không tránh khỏi các thông tin mang tính học thuật khiến các bạn gặp khó khăn.
- Mất dấu thông tin: Trong khi nghe các bạn sẽ nghe được rất nhiều thông tin không có trong NOTE thì đó chính là những thông tin nhiễu khiến chúng ta mất phương hướng và nhiều khi sẽ bỏ qua mất thông tin.
Hướng đẫn cách làm bài và tránh các sai lầm khi nghe NOTE COMPLETION
Bước 1: Đọc yêu cầu đề bài: Đọc yêu cầu ở đề bài để biết giới hạn từ và số cần điền.
Bước 2: Đọc tiêu đề: Đọc tiêu đề để biết chủ đề của phần note là gì. Bước này để gợi nhớ về từ vựng thuộc chủ đề.
Bước 3: Đọc câu hỏi + gạch chân keyword: Keyword để giúp chú ý xem recording đang nói đến đâu rồi và giúp chúng ta cảnh giác với thông tin hơn.
Bước 4: Dự đoán: Dự đoán thông tin cần điền + dự đoán bẫy/cảnh giác một số thông tin. Thường các bạn sẽ nghe paraphrases của từ khóa và đây là 1 bước cần liên tục luyện tập để có thể nhận biết được paraphrases. Các bẫy thường ở nghe danh từ số ít/số nhiều, bẫy khi nghe số giữa âm cuối là –teen và –ty. Nếu không lường trước bẫy → sai là điều rất bình thường.
Bước 5: Nghe + điền đáp án: Lắng nghe audio và điền đáp án và answersheet.
- Trong khi nghe nếu bắt gặp các từ nghe được âm nhưng chưa hình dung ra cách viết, bạn nên ghi vắn tắt phiên âm lại ngay thời điểm nghe được và mô phỏng lại cách viết từ đó trong 10 phút để ghi đáp án.
- Hay đi theo từng dòng trong note kể cả những dòng đã đầy đủ, không có chỗ trống để tránh việc mất dấu thông tin.
Bước 6: Kiểm tra đáp án: Thường thí sinh thường bỏ bước này → mắc các lỗi sai rất đáng tiếc. Nhiều khi chỉ cần bỏ ra 30s soát lại, các bạn cũng tăng được số câu đúng. Hãy nhớ điểm chứng xem dự đoán với câu trả lời xem có khớp nhau không nhé.
Lưu ý về số ít số nhiều
Vì hầu hết các từ cần điền trong dạng Note completion là danh từ nên lỗi sai về số ít số nhiều rất phổ biến. Đầu tiên khi điền đáp án chúng ta cần xem lại từ được điền là danh từ đếm được (countable) hay danh từ không đếm được (uncountable).
Trong trường hợp là danh từ đếm được chúng ta cần kiểm tra các yếu tố sau:
- Số từ nếu có
- Cách chia động từ trong câu
- Kiểm tra ngữ nghĩa
VD: với câu hỏi display of ……….. , bạn nghe được từ “firework” thì dựa vào ngữ cảnh bạn sẽ thấy buổi biểu diễn pháo hoa không thể chỉ có 1 pháo hoa nên phải đổi thành “display of fireworks”